PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS ỨNG HOÈ
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRƯỜNG THCS ỨNG HÒE - HUYỆN NINH GIANG - TỈNH HẢI DƯƠNG

52 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

   Ứng Hòe là xã thuần nông nằm ở phía Tây Bắc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương với diện tích tự nhiên là 414,35ha. Phía Đông Bắc giáp xã Quyết Thắng, phía Đông Nam giáp với xã Nghĩa An, phía Tây giáp với xã Ninh Hòa, phía Tây Bắc giáp xã Đại Hợp của huyện Tứ Kì. Địa bàn xã gồm có 2 thôn: Đỗ Xá và Đồng Vạn. Thôn Đỗ Xá rộng nên chia thành 9 xóm nhỏ, từ xóm 1 đến xóm 9. Ứng Hòe là xã nằm giữa hai con sông là sông Bía, sông Ràm và là xã nằm trong khu vực tam giác của các trục đường 17A, 20, 39 cùng với hệ thống nhà thờ bao quanh như kim Húc, Đồng Lạc, Bình Hoàng, Trại Bình, Đồng Vạn. Xã có tổng dân số khoảng 6253 người. Người dân Ứng Hòe vốn rất cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học từ ngàn xưa. Bằng các sử liệu vật chất còn lại đã chứng minh khoảng trước công nguyên đã có người đến địa bàn xã khai phá đất đai, mở đất lập làng. Theo dòng lịch sử, tên Làng xã, địa giới hành chính có nhiều thay đổi. Dưới thời Lê, địa bàn xã thuộc tổng Đông Cao, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Thế kỷ XIX, địa phương thuộc tổng Phùng Xá, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang. Năm 1838, huyện Vĩnh Lại chia thành huyện Ninh Giang và huyện Vĩnh Bảo thì xã Đỗ Xá thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Ninh Giang. Tên gọi của xã lúc bấy giờ là xã Đỗ Xá bao gồm 4 xóm: Bắc Sơn, Đô Lương, Chi Lăng và Bạch Đằng. Năm 1948, xã Đỗ Xá sáp nhập với xã Hồ Văn Mịch, Đồng Lại, Vạn Xuyên thành xã Ứng Hòe. Lúc này, xã Ứng Hòe gồm 8 thôn: Đồng Hy, Lạc Trung, Đoan Xuyên, Quảng Nội, Thạch Cừ, Cẩm Bối, Đồng Vạn và Đỗ Xá với dân số gần 7000 người. Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, xã Ứng Hòe chia tách thành 3 xã là xã Ứng Hòe, xã Quyết Thắng và xã Ninh Hòa. Lúc này, xã Ứng Hòe gồm 2 thôn: Đồng Vạn và Đỗ Xá ( thôn Đỗ Xá chia thành 9 xóm từ xóm 1 đến xóm 9). Thôn Đồng Vạn nằm ở phía Tây Nam xã, là nơi sinh cư của nhiều dòng họ. Thế kỷ XIX Thiên Chúa giáo du nhập và thôn, thu hút đại đa số nhân dân. Thôn Đỗ Xá nằm ở phía Đông Nam xã, có diện tích đất tự nhiên lớn và là nơi tụ cư của nhiều dòng họ, trong đó lớn nhất là dòng họ Nguyễn, họ Đỗ, họ Bùi, họ Hoàng. Ở giữa thôn có ngôi đình lớn thờ 3 anh em Nguyễn Tôn, Nguyễn Lâu và Nguyễn Lãng đã có công phò tá Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thế kỷ XV. Nhân dân Đỗ Xá tôn 3 ông làm thành hoàng làng. Tại thôn Đỗ Xá còn có Đình Đỗ Xá tọa lạc trên một khu đất cao ráo, bằng phẳng ở trung tâm thôn thấp thoáng dưới bóng hai cây ngô đồng cổ thụ. Mỗi năm tại Đình Đỗ Xá dân làng tổ chức hai kì vào đám: Đám ngày 10/3 Âm lịch có lễ tế, không tổ chức hội; Đám ngày 10/11 Âm lịch có đủ hai phần lễ và hội, trong ngày này dân làng tổ chức các trò chơi như múa rối nước, đốt cây bông… Cuộc sống của người dân Ứng Hòe không tách rời làng xóm và họ tộc. Làng - họ - gia đình - cá nhân là những yếu tố hòa quyện vào nhau, chi phối lẫn nhau. Xưa kia, nắm thực quyền và có quyền quyết định mọi công việc của làng xã là Hội đồng kì mục và bộ máy chức dịch. Hội đồng kì mục là cơ quan quản lí cao nhất trong làng đứng đầu là tiên chỉ. Vị tiên chỉ đức cao vọng trọng xưa ở Ứng Hòe có thể kể tới cụ Tiên Nghĩa. Và người dân Ứng Hòe rất nhanh nhẹn, hoạt bát ngoài làm nghề nông người dân còn tham gia các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa chủ yếu là vải sợi và hàng nông sản. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nhân dân Ứng Hòe ít người được đi học bởi thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân. Chúng muốn người dân không được học hành, trở nên dốt nát, mê muội, quên đi cái đói, cái khổ, cái vô lí, bất công và nỗi nhục mất nước. Hơn tám mươi năm thực dân Pháp đô hộ nước ta, có đông dân Ứng Hòe mù chữ không được đi học; cơm không có ăn, áo không có mặc. Số người biết chữ ở từng thôn trong xã đếm được trên đầu ngón tay, chủ yếu là con nhà giàu, con nhà cường hào, lí dịch. Vào những năm 30, của thế kỷ XX, cả Phủ Hạ Hồng mới có một trường Tổng sư (tương đương với lớp Ba bây giờ), học sinh chủ yếu là con nhà địa chủ, phú nông, họa hiếm mới có một, hai người con nhà nghèo được vào học. Các làng, xã trong Phủ mới có một, hai trường tư dạy chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ. Thầy dạy là các cụ đồ, cụ khóa. Tuy vậy, nối tiếp truyền thống ham học hỏi của cha ông, người dân xã Ứng Hòe khắc cốt, ghi tâm quyết vượt qua mọi gian khó ra sức học tập, rèn luyện để ghi tiếp những trang sử vàng của quê hương. Cách mạng Tháng Tám thành công, người dân Ứng Hòe được làm chủ cuộc đời. Tuy nhiên nhiệm vụ đối với cán bộ và nhân dân trong xã cũng hết sức nặng nề. Từ sau ngày 2/9/1945, song song với diệt giặc đói thì diệt giặc dốt cũng là nhiệm vụ lớn lúc bấy giờ. Vì mù chữ, dốt nát là mẹ đẻ của nghèo nàn, lạc hậu... Ban Bình dân học vụ xã được thành lập gồm các ông: Hoàng Văn Đổng – Trưởng ban, ông Bùi Văn Duân – Phó ban cùng các thành viên đã tổ chức, vận động toàn dân tham gia giảng dạy, học tập để sau ba tháng ai cũng biết đọc, biết viết, tiến tới thanh toán nạn mù chữ. Toàn xã đã mở được 3 lớp học. Giáo viên là những người đã biết đọc, biết viết dạy cho những người chưa biết chữ. Theo đó con dạy cha, chồng dạy vợ, cháu dạy ông bà... Có lớp học vào buổi trưa, lớp buổi chiều, lớp buổi tối. Thời gian học từ hai đến ba giờ. Địa điểm học là nhờ vào đình, chùa và các gia đình có điều kiện. Lớp ít là 6 đến 8 người, lớp nhiều lên tới 20 người. Đồ dùng phục vụ học tập là ván nằm, cánh cửa, nền gạch dùng làm bảng; đất sét trắng, ngói non, gạch non thay phấn. Phong trào học tập diễn ra rất sôi nổi. Sau hơn một tháng, toàn xã có tới gần 6 lớp học. Không bao lâu những người trước đây mù chữ đã biết đọc, biết viết... Chính quyền và Ban Bình dân học vụ đã dùng nhiều hình thức cổ vũ, động viên, thúc đẩy, kiểm tra để duy trì việc học tâp có kết quả. Đôi khi phải sử dụng các hình thức hành chính như hỏi chữ ở các cổng làng, cổng chợ. Ai không biết đọc chữ, không cho vào chợ hoặc người biết đọc được đi qua cổng sáng, ai chưa đọc được phải đi qua cổng mù. Cứ như vậy, số người đi học, biết chữ ngày càng nhiều. Tỉ lệ người dân không biết chữ trong xã ngày càng giảm. Năm 1965 theo quyết định của Ty Giáo dục Hải Dương, Trường phổ thông cấp II Ứng Hòe được thành lập.Ngay sau khi thành lập Trường đã phát động phong trào thi đua học tập “Bắc Lý” khuyến khích thầy trò dạy tốt học tốt. Thời gian này, trường còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Toàn trường chỉ có 2 lớp với khoảng 80 học sinh được thu hút từ các xã Quyết Thắng,Ninh Hòa ,Vạn Phúc. Các thầy cô đầu tiên của trường là thầy Nguyễn Quang Ước(Nam Hà),Thầy Phùng Long Phi (Đồng Tâm-Còn sống), thầy Đào Viên (Hồng Dụ) thầy Đào Văn Ngận(Hiệp Lực),Cô Nguyễn Thị Suốt (Hiệp Lực-Còn sống),Cô Nguyễn Thị Nhỡ (Kim Thành) thầy Trịnh Tôn Cát(Ninh Giang-Còn sống),Thầy Văn Sen(Ninh Bình) ,do thầy Bùi Huy Tụ làm Hiệu trưởng đầu tiên.Tiếp theo là thầy Lê Xuân Tư (Hưng yên) rồi đến thầy Đào Văn Bằng(Mai xá-Hiệp Lực) làm hiệu trưởng. Do điều kiện còn nhiều khó khăn nên xã chưa xây được trường, học sinh phải học nhờ tại Đại bái đình Làng Đỗ Xá. Đến cuối những năm 1960, nhân dân trong xã đã đóng góp nhân lực, nguyên vật liệu để xây dựng trường với 3 phòng học tranh nứa gần sân đình làng Đỗ Xá. Mỗi năm số học sinh đều tăng lên ,số giáo viên có khoảng từ 6 đến 8 người. Thời kỳ đầu những năm 1970,theo sự chỉ đạo của Đảng ủy trường cấp II được sơ tán về “Cổng Chạc” ,mỗi phòng học được đắp đất cao xung quanh,có giao thông hào.Học sinh đi học phải đội mũ rơm,đeo nùn rơm để tránh mảnh đạn rơi,không mặc quần áo sáng màu tránh địch phát hiện,không được tập trung nếu không cần thiết.Đối với các thầy cô giáo,ngoài việc dạy chữ và đạo đức còn hướng dẫn các em chấp hành mệnh lệnh sơ tán,xuống hầm trú ẩn khi có báo hiệu máy bay Mỹ đến,một số cách cứu thương,băng bó đơn giản. Trong giai đoạn này số lớp,số học sinh không ngừng tăng lên từ 4 đến 6 lớp,từ 150 học sinh đến 200 học sinh với 8 đến 15 thầy cô. Trong giai đoạn này có nhiều thầy cô như:cô Nguyễn Thị Minh Ánh(Ứng Hòe),cô Oanh(Đồng Tâm),cô Đảnh (Đông Xuyên), Thầy Hoàng Quý Ly ( Phù Cừ ),cô Lương Thanh Thị(Nghĩa An), Thầy Bùi Duy Chạp (Tân Hương), Thầy Nguyễn Văn Mô (Thái Bình),cô Tuyến(Vĩnh Hòa) …thầy Đào Văn Bằng(Mai Xá-Hiệp Lực) làm hiệu trưởng (1970-1976)tiếp là Nguyễn Văn Huynh rồi thầy Nguyễn Văn Bình(Yên Viên-Yên Thành Nghệ An) làm hiệu trưởng,tiếp là thầy Nguyễn Xuân Hoản làm hiệu trưởng (1978-1979).Con em Ứng Hòe đi công tác trên mọi miền tổ quốc góp sức xây dựng quê hương đặc biệt cho giáo dục địa phương với phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” .Vào năm 1977 Đảng ủy và chính quyền đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho nhà trường và đã chuyển Trường cấp II ra vị trí như ngày hôm nay xây dựng 6 phòng học cấp 4 - cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ hơn, thiết bị, đồ dùng dạy học phần nào đáp ứng được nhu cầu dạy và học.Địa phương cũng xây dưng 1 dãy nhà tập thể giáo viên với 4 phòng tre nứa. Qua các năm thực hiện nhiệm vụ chính trị phục vụ công tác giáo dục tại địa phương, qua các thế hệ lãnh đạo nhà trường và sự phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục được đẩy mạnh, chất lượng học sinh khá hơn.Giáo viên và học sinh luôn đẩy mạnh phong trào thi đua ‘Hai tốt”…Trung bình tỉ lệ chuyển cấp là 95%,tỉ lệ chuyển lớp là 97%. Trong thời gian này, đội ngũ giáo viên nhà trường x¸c định rõ nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là Đào tạo con người có tri thức để xây dựng thành công CNXH. Và nhất là khi thấy sự chờ đợi háo hức của các em học sinh được đến trường học tập, các thầy cô đã vượt lên khó khăn, bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ. Thầy nhiệt thành, trò chịu thương chịu khó vượt qua đói nghèo để đến trường. Theo học tại trường lúc bấy giờ có rất nhiều học sinh lớn tuổi đã có vợ, có con mà vẫn học hành rất ham, rất cầu tiến bộ. Những người thầy, những học trò đầu tiên của trường cấp II Ứng Hòe là những con người như thế! Họ thật xứng đáng là những người đặt viên gạch nền móng cho phong trào Giáo dục của trường sau này. Những năm 1980 - 1988 là thời kỳ đất n¬ước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị tr¬ường. Tình hình xã hội đã ảnh h¬ưởng rất lớn đến đời sống của giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong điều kiện còn không ít khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Ứng Hòe vẫn chăm lo cho Giáo dục xã nhà. Đội ngũ giáo viên của tr¬ường tiếp tục bám trường lớp, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tại địa ph¬ương. Có thể nói, đây là chặng đư¬¬ờng khẳng định sự tiếp tục phát triển đi lên của trường cấp II Ứng Hòe. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh phát huy truyền thống của thế hệ đi trư¬¬ớc, tiếp tục ghi thêm vào trang lịch sử truyền thống của tr¬ư¬ờng những thành quả có giá trị tốt đẹp. Thực hiện chủ trương của ngành giáo dục năm 1988 đến tháng 7 năm 1991 trường cấp I và cấp II xã Ứng Hòe sát nhập thành trường Phổ thông cơ sở(Còn gọi là trường cấp I + II),với số lớp được tăng lên 13 lớp (6 lớp cấp II và 7 lớp cấp 1) với 28 giáo viên và bình quân 650 học sinh/năm. Cuối những năm 1980 số lượng học sinh có giảm ,có hiện tượng HS bỏ học nhiều.Chính vì thế trong hai năm học 1989-1990 và 1990-1991 UBND xã đã miễn 100% học phí cho cấp I và cấp II ,điều đó đã đông viên cố vũ các em đến trường hăng say học tập tạo dư luận tốt trong nhân dân. Trong giai đoạn này, nhà trường được sự dẫn dắt của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Hoản (xã Vĩnh Hòa, huyện Ninh Giang) và cô Nguyễn Thị Minh Ánh (xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang) làm phó hiệu trưởng. Hàng năm, các lớp duy trì tốt phong trào thi đua “hai tốt”, kết quả thi hết cấp đạt hơn 95%, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng trên 30%, tỷ lệ học sinh lên lớp luôn đạt trên 95%, học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Từ năm 1990 – 1999, trường lớp có sự thay đổi căn bản. Thời kỳ từ 1990 đến hết tháng 7 năm 1991, nhà trường có 14 thầy cô ,số học sinh lại tăng lên. Thực hiện Chỉ thị số 23 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về việc tách trường phổ thông cơ sở thành trường cấp 1 và trường phổ thông cấp 2. Ngày 01/8/1991 UBND huyện Ninh Giang ra quyết định số 02 tách trường phổ thông cơ sở Ứng Hòe thành trường cấp 1 và trường phổ thông cấp 2 Ứng Hòe. Trường cấp 1 do cô Nguyễn Thị Minh Ánh làm Hiệu trưởng; Trường phổ thông cấp 2 có 12 giáo viên do thầy Nguyễn Xuân Hoản làm Hiệu trưởng .Từ năm 1992 thực hiện Chủ trương cải cách giáo dục trường phổ thông cấp 2 được đổi thành trường THCS cho tới nay. Từ năm 1992 đến năm 1994 trường THCS Ứng Hòe và trường THCS Quyết Thắng được sát nhập theo mô hình liên trường với tổng cộng 28 giáo viên, với 14 lớp và hơn 500 học sinh. Trong thời gian này hai nhà trường do thầy Nguyễn Văn Giác (Ninh Thành, huyện Ninh Giang) làm Hiệu trưởng . Từ 1/9/1994 hai trường THCS Ứng Hòe và trường THCS Quyết Thắng được tách ra và thực hiện hiện nhiệm vụ độc lập. Trong giao đoạn, từ tháng 9/1994 đến hết 10/1998 trường THCS Ứng Hòe được sự chèo lái của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Giác với 7GV giáo viên, 8 lớp với khoảng 250 học sinh có thầy cô phải dạy tới 39 tiết /tuần,phải dạy trái chuyên môn .. Đây là giai đoạn khó khăn nhất về đội ngũ các thầy cô giáo,tuy vậy các thầy cô đã vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Từ 01/11/1998 thầy Nguyễn Văn Giác chuyển công tác,thầy Nguyễn Xuân Chiến (Quyết Thắng, huyện Ninh Giang), làm Hiệu trưởng ,thầy Nguyễn Đức Dương làm phó hiệu trưởng. Trong thời gian này trường luôn duy trì tốt chất lượng hai mặt giáo dục. Chất lượng mũi nhọn của nhà trường không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp lớp 9 trong thời kỳ này đạt từ 94,5% trở lên. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào tr¬ường PTTH công lập đứng thứ 15 đến 20/29 trường THCS trong Huyện Ninh Giang. Từ năm 1990 – 1999, trường lớp có sự thay đổi căn bản. Thời kỳ từ 1990 đến hết tháng 7 năm 1991, nhà trường có 14 thầy cô ,số học sinh lại tăng lên. Thực hiện Chỉ thị số 23 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về việc tách trường phổ thông cơ sở thành trường cấp 1 và trường phổ thông cấp 2. Ngày 01/8/1991 UBND huyện Ninh Giang ra quyết định số 02 tách trường phổ thông cơ sở Ứng Hòe thành trường cấp 1 và trường phổ thông cấp 2 Ứng Hòe. Trường cấp 1 do cô Nguyễn Thị Minh Ánh làm Hiệu trưởng; Trường phổ thông cấp 2 có 12 giáo viên do thầy Nguyễn Xuân Hoản làm Hiệu trưởng .Từ năm 1992 thực hiện Chủ trương cải cách giáo dục trường phổ thông cấp 2 được đổi thành trường THCS cho tới nay. Từ năm 1992 đến năm 1994 trường THCS Ứng Hòe và trường THCS Quyết Thắng được sát nhập theo mô hình liên trường với tổng cộng 28 giáo viên, với 14 lớp và hơn 500 học sinh. Trong thời gian này hai nhà trường do thầy Nguyễn Văn Giác (Ninh Thành, huyện Ninh Giang) làm Hiệu trưởng . Từ 1/9/1994 hai trường THCS Ứng Hòe và trường THCS Quyết Thắng được tách ra và thực hiện hiện nhiệm vụ độc lập. Trong giao đoạn, từ tháng 9/1994 đến hết 10/1998 trường THCS Ứng Hòe được sự chèo lái của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Giác với 7GV giáo viên, 8 lớp với khoảng 250 học sinh có thầy cô phải dạy tới 39 tiết /tuần,phải dạy trái chuyên môn .. Đây là giai đoạn khó khăn nhất về đội ngũ các thầy cô giáo,tuy vậy các thầy cô đã vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Từ 01/11/1998 thầy Nguyễn Văn Giác chuyển công tác, thầy Nguyễn Xuân Chiến (Quyết Thắng, huyện Ninh Giang) làm Hiệu trưởng ,thầy Nguyễn Đức Dương làm phó hiệu trưởng. Trong thời gian này trường luôn duy trì tốt chất lượng hai mặt giáo dục. Chất lượng mũi nhọn của nhà trường không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp lớp 9 trong thời kỳ này đạt từ 94,5% trở lên. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào tr¬ường PTTH công lập đứng thứ 15 đến 20/29 trường THCS trong Huyện Ninh Giang. Năm 2000 trường tiếp tục được đầu tư xây mới một dãy nhà mái bằng kiên cố với 08 phòng học, chức năng phòng vẫn còn cấp 4…Trường còn thiếu phư¬ơng tiện, đồ dùng dạy học, các phòng học bộ môn nh¬ư Lý - Công nghệ, Hoá - Sinh, Tin học……. Tuy vậy nhà trường luôn vận dụng linh hoạt cơ sở vật chất hiện có để đảm bảo học đi đôi với hành, giảm lý thuyết hàn lâm, tăng thực hành vận dụng, phát huy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức. Khuôn viên nhà trư¬ờng tiếp tục đ¬ược cải tạo: Cây xanh, bóng mát, tạo cảnh quan nhà tr¬ường xanh - sạch - đẹp, tạo một môi trường học tập thân thiện. Từ năm 2000 đến năm 2009, số lượng học sinh của nhà trường vẫn tiếp tục được duy trì từ 320 đến 380 được chia thành 11 đến 12 lớp thuộc 4 khối với 19 đến 27 giáo viên. Từ năm 2000 đến năm 2006 nhà trường được dẫn dắt của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Chiến(Quyết Thắng, Ninh Giang) và thầy Nguyễn Đức Dương(TTNinh Giang) làm phó Hiệu trưởng(2000-2006). Từ năm 10/2005 đến 9/2006 cô Phạm Thị Thuyến (TT Ninh Giang làm phó hiệu trưởng) từ 10/2006 cô Phạm Thị Thuyến làm hiệu trưởng,thầy Nguyễn Đức Viết làm phó hiệu trưởng. Trong những năm này, Chất lượng mũi nhọn của nhà trường không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Hai mặt giáo dục của tr¬ường tiếp tục đ¬ược giữ vững. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp lớp 9 trong thời kỳ này đạt từ 98,5% trở lên. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào tr¬ường PTTH công lập đứng thứ 15 đến 23/29 trường THCS trong Huyện Ninh Giang. Trong các năm của giai đoạn này, Chi bộ nhà trường luôn đạt chi bộ vững mạnh, nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến. Trang thiết bị cho dạy - học trong thời gian này còn nhiều thiếu thốn, các thầy, cô giáo tiếp tục đương đầu với những khó khăn, thử thách mới. Nhưng với sức mạnh của tình yêu nghề, yêu học sinh, các thầy cô đã vượt qua mọi khó khăn, vẫn say sưa trên bục giảng. Đáp lại sự nhiệt tình của các thầy cô, học sinh cũng hăng say học tập và luyện rèn, dệt nên những ước mơ hoài bão cho mình ngay từ trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống. Nhiều người sau khi học xong cấp II Ứng Hòe đã tiếp tục lựa chọn con đường học tập, phấn đấu, rèn luyện và nay đã thành đạt như: Bùi Quốc Hùng: Thiếu tướng, Cục phó Cục quân lực - Bộ tổng tham mưu - bộ quốc phòng; Bùi Khắc Biền: Đại tá, phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Văn Tẻo: Đại tá; Đỗ Văn Thiết: Đại tá; Vũ Anh Thiều: Đại tá, chính trị viên huyện đội Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; Hoàng Văn Mai: Đại tá, Trung đoàn trưởng; Đỗ Văn Giang: Thượng tá công an; Hoàng Văn Phượng: Thượng tá; Hoàng Văn Quyết: Thượng tá; Nguyễn Văn Quang: Thượng tá công an; Nguyễn Văn Tư: Thượng tá công an; Nguyễn Văn Hào: Thượng tá; Nguyễn Văn Chung: Thượng tá; Nguyễn Thị Lan: Phó Giám đốc bệnh viện phụ sản tỉnh Hải Dương; Hoàng Văn Quang: Nguyên Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh; Bùi Quốc Khánh: Nguyên Trưởng phòng hành chính Sở Điện Lực; Nguyễn Thành Trung: Trưởng phòng Kỹ thuật tổng hợp Sở TNMT tỉnh Điện Biên; Đỗ Hoàng Anh; Nguyễn Văn Toàn; Hoàng Văn Chính: Giám đốc công ty ; Nguyễn Văn Chính: Giám đốc công ty Camex; Nguyễn Văn Quân: Giám đốc công ty gạo Quỳnh Anh; Nguyễn Đăng Hạnh: Nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Ứng Hòe; Nguyễn Thị Hòa: Nguyên Hiệu trưởng trường Mầm non Ứng Hòe; Nguyễn Thị Oanh: Hiệu trưởng trường Mầm non Ứng Hòe; Phạm Thị Lợi: Nguyên Hiệu trưởng trường Mầm non Ứng Hòe….. Từ năm 2010 - 2017 số lượng học sinh của nhà trường duy trì từ 330 đến 390 học sinh với số lớp là 11 đến 12 lớp chia thành 4 khối. Hàng năm số cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 25 đến 27. Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 7/2012, Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng là cô giáo Phạm Thị Thuyến và Phó bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng là thầy giáo Nguyễn Đức Viết (Nghĩa An); Từ năm 7/2012 đến 11/2015, Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường là thầy giáo Phạm Văn Khang(Văn Hội) và Phó bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng là thầy giáo Nguyễn Đức Viết .Từ tháng 12/2015 Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường là thầy giáo Nguyễn Đức Viết và Phó bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng là thầy giáo Nguyễn Văn Huy .Trong giai đoạn này, Chi bộ trường THCS Ứng Hòe có từ 19 đến 23 đ/c đảng viên. Chi bộ luôn đạt cho bộ trong sạch vững mạnh, nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến. Trong cả giai đoạn 2010 - 2017 đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ổn định, luôn đoàn kết, thống nhất quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn không ngừng học tập sáng tạo, tận tâm gắn bó với trường lớp, học trò để nâng cao chất lượng giảng dạy. Chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên một cách toàn diện và đạt được những thành tích xuất sắc. Phong trào học tập của các em học sinh ngày càng sôi nổi, có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, có nhiều học sinh giỏi huyện, có 03 học sinh giỏi tỉnh ở các bộ môn Sinh học, Địa lí, Casio. Có 2 giáo viên giỏi tỉnh(1 nhất,1 nhì) và nhiều giáo viên giỏi huyện. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào THPT hệ công lập được nâng cao đặc biệt hai năm học vừa qua luôn xếp thứ 3/29 trường THCS trong huyện và xếp thứ 18/272 trường THCS trong tỉnh. Chất lượng mũi nhọn và chất lượng đầu ra của nhà trường luôn được khẳng định ở tốp cao trong huyện. Đội ngũ cán bộ quản lý luôn có tinh thần học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ . Ngoài ra cán bộ quản lý của nhà trường có tính năng động, luôn đổi mới biết tập hợp được sức mạnh của tập thể, phát huy được khả năng của từng cán bộ, giáo viên; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tạo cảnh quan trường lớp xanh – sạch - đẹp. Tích cực tham mưu với địa phương tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của các cấp để xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Đầu năm 2014 nhà trường khởi công xây dựng một dẫy nhà 08 phòng học và hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 8 năm 2015 đầy đủ các phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng với đầy đủ các loại phương tiện phục vụ cho công tác dạy và học trong nhà trường. Năm 2016 nhà trường khởi công xây dựng khu nhà hiệu bộ đảm bảo tiêu chuẩn để điều hành hoạt động dạy và học và đã đi vào sử dụng từ 10/2017. Đến nay cơ sở vật chất nhà trường đã đầy đủ, khang trang, sạch đẹp. Trường có đủ phòng học 1 ca, phòng học bộ môn, phòng chức năng và khu làm việc của giáo viên. Ban Giám hiệu nhà tr¬ường chủ động xin kinh phí của cấp trên, huy động nhân lực, tài lực, vật lực từ nguồn Xã hội hóa giáo dục để mua sắm bổ sung đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đảm bảo theo đúng tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia phục vụ tốt cho công tác dạy và học của nhà trường. Cụ thể, như: Hệ thống máy tính để bàn, máy xách tay, nối mạng Intenet đến tất cả các phòng được lắp đặt...; đồ dùng, thiết bị dạy học luôn đ¬ược bổ sung và trong tình trạng sử dụng tốt; các phòng học bộ môn duy trì hoạt động có hiệu quả, phòng học của học sinh đ¬ược trang bị đủ bàn ghế, đảm bảo về ánh sáng, quạt mát. Công trình n¬ước sạch, nhà vệ sinh... được cơ quan y tế kiểm tra và công nhận đạt yêu cầu sử dụng tốt, hợp vệ sinh. Sân chơi của học sinh có ghế đá dư¬ới tán cây xanh tạo không gian nghỉ và vui chơi thoải mái cho các em sau mỗi tiết học. Các em cảm thấy thực sự an toàn, thân thiện khi học tập, vui chơi tại trường. Sân tập thể dục thể thao đ¬ược quy hoạch theo yêu cầu, có đường chạy cho học sinh học giờ Thể dục... Tất cả đã góp phần đảm bảo đúng kế hoạch của nhà trường đề ra là phấn đấu đón bằng công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia vào dịp kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 19/11/2017. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của tr¬ường trẻ, đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Giáo viên không ngừng tự học tập, bồi d¬ưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và chính trị. Trường có 23/26 cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên; có nhiều giáo viên đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. Hàng năm, trường có nhiều giáo viên, cán bộ quản lý tham gia viết, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và đều đạt cấp huyện. Giáo viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở hàng năm tăng dần về số l¬ượng. Tập thể, cá nhân giáo viên được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức khác nhau như bồi d¬ưỡng thường xuyên, bồi dưỡng tại chỗ... Tính đến thời điểm hiện tại, trường có bốn thầy giáo có bằng trung cấp lí luận chính trị là thầy Nguyễn Đức Viết, thầy Nguyễn Văn Huy, thầy Nguyễn Thái Hoàn, thầy Nguyễn Tiến Lực; thầy Nguyễn Văn Hồng đang học trung cấp lí luận chính trị và thầy Nguyễn Văn Huy – Hiệu phó nhà trường đang hoàn thành chương trình thạc sĩ quản lí giáo dục; có 25/26 cán bộ, giáo viên, nhân viên có bằng đại học. Mỗi Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều hết lòng tận tụy, nhiệt tình, cống hiến cho phong trào chung của trư¬ờng. Trong đó có thể kể đến: Thầy Nguyễn Đức Viết – Hiệu trưởng nhà trường, Nguyễn Văn Huy - Phó Hiệu trư¬ởng nhà tr¬ường, thầy giáo Nguyễn Văn Hồng – Tổ trưởng tổ KHXH, thầy giáo Nguyễn Tiến Lực – Tổ trưởng tổ KHTN là những thầy giáo có bản lĩnh trong công tác quản lí, năng động, sáng tạo, có lối sống mẫu mực, cần mẫn, đ¬ược học sinh và đồng nghiệp tin yêu, kính trọng. Thầy Nguyễn Đức Viết – Hiệu trưởng nhà trường, Nguyễn Văn Huy - Phó Hiệu trư¬ởng nhà tr¬ường đều được trưởng thành từ những người thầy giáo được công nhận giáo viên giỏi nên chuyên môn của các thầy rất vững vàng và có uy tính trước tập thể nhà trường nói riêng và trong toàn huyện nói chung. Thầy Nguyễn Tiến Lực – Bí thư Chi Đoàn và Tổ trư¬ởng Tổ KHTN từ đầu năm nay là giáo viên dạy môn Toán học – Tin học, có nếp sống giản dị, chuyên cần, say mê, nhiệt tình, chỉn chu trong công việc. Thầy là giáo viên đã từng được công nhận là giáo viên dạy giỏi trong các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện ở bộ môn Toán học nhiều năm liền, trong năm học 2016 – 2017 thầy đã tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Casio và có học sinh đạt giải ba cấp tỉnh. Trong giảng dạy, thầy luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực học tập ở học sinh; được phụ huynh và học sinh tin yêu, quý mến. Thầy từng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện, thầy tham gia xây dựng chuyên đề môn toán cấp cụm có giá trị cao. Thầy Nguyễn Văn Hồng Tổ tr¬ưởng Tổ KHXH, luôn có sự sáng tạo trong thực hiện đổi mới phư¬ơng pháp dạy học, trong điều hành và quản lý tổ chuyên môn, là giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm và đặc biệt năm học 2016 – 2017 thầy đã đạt giải nhất trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; giải nhì cuộc thi tổ trưởng giỏi. Năm học 2016-2017 thầy đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Thầy luôn là một giáo viên mẫu mực trong nhà trường với năng lực chuyên môn vững được nhà trường tin tưởng và luôn giao cho đứng lớp 9 để ôn thi vào THPT. Nhiều năm liền học sinh khối lớp 9 của trường dưới sự dạy dỗ của thầy đỗ vào THPT đạt kết quả cao. Thầy Nguyễn Thái Hoàn – Chủ tịch công đoàn là giáo viên dạy môn Toán, luôn có sự đổi mới trong công tác giảng dạy và có chuyên môn vững vàng. Trong nhiều năm liền thầy được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và thầy cũng đã được nhận bằng khen cấp tỉnh. Năm học 2016-2017 thầy cũng đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Thầy từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Toán và cuộc thi “ Bài giảng Eleaning” đạt kết quả cao. Với năng lực chuyên môn vững được nhà trường tin tưởng và giao cho đứng lớp 9 để ôn thi vào THPT. Nhiều năm liền học sinh khối lớp 9 của trường dưới sự dạy dỗ của thầy đỗ vào THPT đạt kết quả cao. Cô Nguyễn Thị Thiết – Phụ trách nữ công của nhà trường là giáo viên dạy môn Ngữ Văn, luôn có sự đổi mới trong công tác Chủ nhiệm. Các lớp cô phụ trách luôn là chi đội dẫn đầu toàn tr¬ường về học tập và rèn luyện. Năm học 2016 - 2017 cô được nhà trường tuyên dương là giáo viên chủ nhiệm xuất sắc. Cô từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Ngữ văn và đạt giải cao. Với năng lực chuyên môn vững được nhà trường tin tưởng và giao cho đứng lớp 9 để ôn thi vào THPT. Nhiều năm liền học sinh khối lớp 9 của trường dưới sự dạy dỗ của cô đỗ vào THPT đạt kết quả cao. Có năm cô là chủ nhân của Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện với giá trị sử dụng cao. Cô Bùi Thị Thu là một giáo viên dạy môn Toán có trình độ chuyên môn vững vàng nên được nhà trường tin tưởng và giao cho đứng lớp 9 để ôn thi vào THPT. Nhiều năm liền học sinh khối lớp 9 của trường dưới sự dạy dỗ của cô đỗ vào THPT đạt kết quả cao, cô đã từng đạt giải trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Cô Nguyễn Thị Thanh Nga là giáo viên dạy môn Ngữ Văn có trình độ chuyên môn vững vàng và luôn có sự đổi mới trong công tác Chủ nhiệm. Các lớp cô phụ trách luôn là chi đội dẫn đầu toàn tr¬ường về học tập và rèn luyện. Năm học 2016-2017 cô được nhà trường tuyên dương là giáo viên chủ nhiệm xuất sắc. Cô Trần Thị Thắng là giáo viên dạy môn Vật lý – Công nghệ với tinh thần trách nhiệm cao, cô luôn được các thế hệ học trò yêu mến. Cô từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Vật lý và đạt giải. Cô Trần Thị Thanh Huyền là giáo viên tiếng anh với năng lực chuyên môn vững vàng, sự nhiệt tình, say mê với công việc nên cô luôn nhận sự tinh tưởng và yêu quý của đồng nghiệp và học sinh, phụ huynh học sinh trong nhà trường. Cô Nguyễn Thị Mai là giáo viên Thể dục với năng lực chuyên môn vững vàng, sự nhiệt tình, say mê với công việc nên cô luôn nhận sự tinh tưởng và yêu quý của đồng nghiệp và học sinh, phụ huynh học sinh trong nhà trường. Nhiều năm liền cô có học sinh giỏi huyện đạt giải cao. Ngoài ra cô còn phụ trách mảng y tế học đường của trường một cách rất có trách nhiệm. Thầy Hà Toàn Phong là giáo viên dạy môn Sinh – Công nghệ có năng lực chuyên môn tốt, năng động, sáng tạo. Năm học 2016 - 2017 thầy là tổ trưởng tổ KHTN và thầy đã đạt giải trong cuộc thi tổ trưởng giỏi cấp huyện. Thầy đã nhiều năm tham gia các cuộc thi làm đồ dùng dạy học, giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh môn Sinh và đạt thành tích tốt, thầy đã từng đạt giải ba cấp tỉnh môn Sinh. Có năm thầy là chủ nhân của Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện với giá trị sử dụng cao. Thầy Nguyễn Văn Thiện là giáo viên dạy môn Sinh – Công nghệ có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình. Thầy đã nhiều năm tham gia các cuộc thi làm đồ dùng dạy học, sáng tạo khoa học kĩ thuật, thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Sinh, môn Công nghệ và đạt thành tích tốt, thầy đã đạt giải nhì cấp huyện môn Công nghệ trong năm học 2016 – 2017 vừa qua. Cô Đào Thị Thúy Hà là giáo viên dạy môn Hóa – Sinh có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, luôn có sự đổi mới trong công tác Chủ nhiệm. Các lớp cô phụ trách luôn là chi đội dẫn đầu toàn tr¬ường về học tập và rèn luyện. Năm học 2016 - 2017 cô được nhà trường tuyên dương là giáo viên chủ nhiệm xuất sắc. Cô từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Hóa học và đạt giải cao Cô Trần Thị Xuân là giáo viên dạy môn Lịch sử có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, luôn có sự đổi mới trong công tác Chủ nhiệm. Cô được nhà trường tin tưởng nên luôn giao cho cô chủ nhiệm những lớp tiến bộ còn chậm và cuối mỗi năm học cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm học 2016 - 2017 cô được nhà trường tuyên dương là giáo viên chủ nhiệm xuất sắc. Cô từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Lịch sử và đạt giải cao Cô Trịnh Thị Lơ là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, luôn có sự đổi mới trong công tác Chủ nhiệm. Với sự nhiệt tình, say mê trong công việc nên cô luôn nhận sự tinh tưởng và yêu quý của đồng nghiệp và học sinh, phụ huynh học sinh trong nhà trường. Cô Nguyễn Thị Tâm – Phụ trách Đoàn Đội trong nhà trường, là giáo viên dạy môn Mĩ Thuật - Đội có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, luôn có sự đổi mới trong công tác Đoàn Đội. Với sự nhiệt tình, say mê trong công việc nên cô luôn nhận sự tinh tưởng và yêu quý của đồng nghiệp và học sinh, phụ huynh học sinh trong nhà trường. Cô từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Mĩ thuật và đạt giải. Cô Nguyễn Thị Quỳnh là giáo viên dạy môn Âm nhạc, luôn có sự đổi mới trong công tác Chủ nhiệm. Các lớp cô phụ trách luôn là chi đội dẫn đầu toàn tr¬ường về học tập và rèn luyện. Năm học 2016 - 2017 cô được nhà trường tuyên dương là giáo viên chủ nhiệm xuất sắc. Cô từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Âm nhạc và đạt giải cao. Nhiều năm cô là chủ nhân của Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện với giá trị sử dụng cao. Thầy Hà Xuân Thặng là giáo viên dạy môn Ngữ văn – Lịch sử có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, luôn có sự đổi mới trong công tác Chủ nhiệm. Thầy từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Ngữ văn và đạt giải cao. Nhiều năm liền thầy có học sinh giỏi cấp huyện. Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt tình nên thầy luôn được đồng nghiệp và học sinh tin tưởng và yêu mến. Thầy Nguyễn Xuân Thụ là giáo viên dạy môn Địa Lí có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, luôn có sự đổi mới trong công tác giảng dạy.. Thầy từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Địa lí và đạt giải cao trong nhiều năm. Nhiều năm liền thầy có học sinh giỏi cấp huyện và đã có năm thầy có học sinh đạt giải nhất cấp Tỉnh môn Địa lí. Nhiều năm cô là chủ nhân của Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện với giá trị sử dụng cao. Thầy Bùi Ngọc Thanh là giáo viên dạy môn Tiếng Anh có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong giảng dạy. Thầy từng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện môn Tiếng Anh và đạt giải cao. Với năng lực chuyên môn vững được nhà trường tin tưởng và giao cho đứng lớp 9 để ôn thi vào THPT. Nhiều năm liền học sinh khối lớp 9 của trường dưới sự dạy dỗ của thầy đỗ vào THPT đạt kết quả cao. Có năm thầy là chủ nhân của Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện với giá trị sử dụng cao. Nhiều năm liền thầy có học sinh giỏi cấp huyện. Thầy Nguyễn Văn Trang là giáo viên dạy môn Ngữ văn có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình trong giảng dạy. Nhiều năm liền thầy có học sinh giỏi cấp huyện. Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt tình nên thầy luôn được đồng nghiệp và học sinh tin tưởng và yêu mến. Cô Đỗ Thị Mến là một nhân viên thiết bị, một giáo viên trợ giảng trẻ, năng động có trình độ chuyên môn vững, với tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt tình nên cô luôn được đồng nghiệp và học sinh tin tưởng và yêu mến. Cô Hà Thị Phương - phụ trách Thư viện trường học là người năng động, nhiệt tình trong công việc. Các cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường giao cho. Tổ hành chính nhà trư¬ờng có cô Vũ Thị Nhâm- Kế toán, Cô Đỗ Thị Huyền - Văn thư đều là những nhân viên đ¬ược đào tạo chính quy, có khả năng làm việc chuyên nghiệp, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng cho nhà tr¬ường vận hành đồng bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có những sở trư¬ờng riêng nhưng tất cả đã đoàn kết, nhất trí, giúp đỡ nhau để xây đắp bề dày thành tích cho trường THCS Ứng Hòe mỗi ngày. Dù trong nhịp sống sôi động với sự phát triển nhanh của xã hội, đời sống nhà giáo chư¬a hết khó khăn, các thầy cô vẫn còn phải vư¬ớng bận với sự lo toan cho cuộc sống đời thường, nh¬ưng thế hệ giáo viên hiện tại của tr¬ường vẫn biết dung hoà giữa công việc và cuộc sống. Các cô giáo xứng đáng với danh hiệu giỏi việc trường đảm việc nhà. Các thầy giáo là những trụ cột trong gia đình và là nơi các đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh gửi gắm niềm tin. Họ đã sống và làm việc xứng đáng với truyền thống nhà tr¬ường, với những cống hiến của các thế hệ giáo viên đi tr¬ước. Tất cả đã góp phần xứng đáng làm nên những thành công của nhà trư¬ờng hôm nay. Chính từ sự lao động nghiêm túc có tinh thần trách nhiệm của các thầy cô giáo nên các em học sinh nhà trường đã tích cực học tập, phấn đấu luyện rèn, số đông các em có hoài bão, giàu ư¬ớc mơ. Chất l¬ượng giáo dục của nhà tr¬ường giai đoạn này luôn ổn định và từng b¬ước có sự phát triển vững chắc. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng hàng năm đạt 100%. Học sinh đ¬ược công nhận tốt nghiệp lớp 9 đạt 100%. Học sinh tốt nghiệp lớp 9 đỗ vào PTTH hằng năm xếp thứ hạng cao của Huyện và Tỉnh. Chất lượng mũi nhọn tiếp tục phát triển. Năm học 2016-2017 trường có học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Casio đạt giải ba. Học sinh giỏi cấp huyện các năm gần đây tăng lên. Với kết quả giáo dục toàn diện nh¬ư trên, trư¬ờng luôn là một trong những trường THCS ở tốp đầu trong toàn huyện Ninh Giang. Nhiều năm liên tục nhà trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu nhà tr¬ường và đội ngũ giáo viên tiếp tục lao động cần mẫn, nhiệt tình, sáng tạo đồng thời tự nhủ sẽ cùng nhau thắp sáng và ghi tiếp trang sử vàng truyền thống của nhà tr¬ường mà các thế hệ nhà giáo đi trư¬ớc đã gây dựng nên. Mục tiêu mà nhà tr¬ường hướng tới đã đư¬ợc xác định rõ: Xây dựng tr¬ường THCS Ứng Hòe đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 11 năm 2017. Mục tiêu đó đã được cụ thể bằng những việc làm thiết thực của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Đến đầu năm học 2017 - 2018, tr¬ường đã hoàn thiện các điều kiện theo tiêu chuẩn của một trường đạt chuẩn Quốc gia, sẵn sàng cho việc kiểm tra và công nhận Trường THCS Ứng Hòe đạt chuẩn Quốc gia của các cấp lãnh đạo. Tìm hiểu và trân trọng nhìn lại cả một chặng đư¬ờng dài xây dựng, tr¬ưởng thành của trư¬ờng trung học cơ sở Ứng Hòe huyện Ninh Giang, chúng tôi rất tự hào vì trong suốt cả chặng đ¬ường 52 năm ấy, tr¬ường đã hình thành nên những giá trị truyền thống cao đẹp. Đó là truyền thống về sự chăm lo cho giáo dục của Đảng, chính quyền, nhân dân Ứng Hòe, là truyền thống về sự v¬ượt qua mọi gian khổ, thuỷ chung gắn bó với nghề, lập thành tích trong giảng dạy và công tác, bất luận những thay đổi và tác động của điều kiện xã hội của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường qua các thời kỳ, là truyền thống về sự ham học cầu tiến bộ, dám mơ ước của lớp lớp thế hệ học sinh, dù cho cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ. Đó còn là truyền thống Tôn s¬ư trọng đạo của học trò, của nhân dân luôn được gìn giữ trong mọi hoàn cảnh với những tình cảm dung dị nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tất cả đã trở thành những giá trị cao đẹp, tồn tại v¬ượt thời gian. Chúng tôi những thế hệ nhà giáo đi sau đã và đang tiếp tục cố gắng nỗ lực để viết tiếp trang sử vẻ vang của truyền thống nhà trư¬ờng mà các thế hệ nhà giáo đi tr¬ước đã gây dựng nên bằng cả bầu nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ trong hoàn cảnh lịch sử đầy đau th¬ương mà rất đỗi hào hùng của dân tộc. Những kết quả mà chúng tôi đạt đ¬ược ngày hôm nay đã góp phần tô thắm thêm trang sử 57 năm xây dựng và tr¬ưởng thành của nhà trường, như¬ng có lẽ vẫn còn rất khiêm tốn và có thể chư¬a hoàn toàn đáp ứng đ¬ược niềm tin, niềm hy vọng của các thế hệ nhà giáo đi trước, của nhân dân địa ph¬ương. Chúng tôi biết sẽ còn phải tiếp tục cố gắng hơn nữa để xứng đáng với những gì mà cha anh đã xây dựng nên, để xứng đáng với truyền thống văn hóa của địa phương! Có đ¬ược Lịch sử hình thành và phát triển của tr¬ường THCS Ứng Hòe là niềm mong mỏi của tất cả chúng tôi, những ng¬ười đang công tác tại tr¬ường. Trong quá trình s¬ưu tầm, tìm hiểu để viết lại truyền thống của trường trong suốt 52 năm qua, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Xin quý bạn đọc thông cảm và góp ý giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện lịch sử truyền thống nhà trường. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ: Tr¬ường THCS Ứng Hòe - Ninh Giang - Hải D¬ương. Địa chỉ: Web: ng-thcsunghoe.haiduong.edu.vn Gmail: 247thcsunghoe@gmail.com Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bộ sách “Văn hóa giao thông” được biên soạn nhằm hướng các em đến cái phải, cái đẹp, cái thiện trong quá trình sử dụng các công trình, phương tiện giao thông và trong tham gia giao thông, gó ... Cập nhật lúc : 20 giờ 35 phút - Ngày 15 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Bộ sách “Văn hóa giao thông” được biên soạn nhằm hướng các em đến cái phải, cái đẹp, cái thiện trong quá trình sử dụng các công trình, phương tiện giao thông và trong tham gia giao thông, gó ... Cập nhật lúc : 20 giờ 28 phút - Ngày 15 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hòa trong niềm hân hoan của năm học mới, đặc biệt tiếp tục tập trung triển khai tốt chương trình GDPT 2018, ngày 23/9/2023 trường THCS Ứng Hòe long trọng tổ chức Hội nghị viên chức, người ... Cập nhật lúc : 22 giờ 0 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Mùa Phượng đã tới , những cánh Phượng đỏ rực một góc sân trường . Mùa bằng lăng trên cao vẽ hạ sang bằng màu tím biếc . Vâng vậy là một mùa hè nữa lại đến mang theo nhiều cảm xúc cho mỗi thế ... Cập nhật lúc : 16 giờ 4 phút - Ngày 31 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 6 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Bà Triệu là vị nữ tướng đất Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay), năm 248 đã cùng anh trai dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi bọn đô hộ nhà Hán. Tương truyền lúc ra trận, người nữ tướng ấy chân đi guốc n ... Cập nhật lúc : 9 giờ 53 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Trong không khí tưng bừng kỉ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và thực hiện kế hoạch của Liên đoàn Lao động huyện Ninh Giang, chiều ngày 08/03/2023, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Công đoàn ... Cập nhật lúc : 21 giờ 14 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Đại tướng không cho phép mình nghỉ ngơi mà vẫn dõi theo từng thay đổi của đất nước, đóng góp những ý kiến quan trọng cho Đảng, cho dân nhằm đưa đất nước được phồn vinh, được ấm no, hạnh phúc ... Cập nhật lúc : 8 giờ 59 phút - Ngày 23 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
“Thầy, cô giáo cuộc đời như thuyền trưởng Chở bao người vượt bão biển phong Ba Đến bến lạ mặc người quên, kẻ nhớ Lại trở về chở tiếp những người qua…” ... Cập nhật lúc : 8 giờ 42 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
🎼“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy”.🎵🎵🎵 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 55 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
123456
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 6 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 7 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 8 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 9 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Toán 8 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Toán 7 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Toán HK II năm học 2021-2022
Đề thi giữa kì II môn Toán 6 (2021-2022)
Đề thi khảo sát giữa kì II môn Toán 8 (2021-2022)
Đề thi khảo sát giữa kì II môn Toán (2021-2022)
Đề khảo sát toán 6(17-18)
Đề khảo sát toán 9 lần 2(17-18)
1234
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG