PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS ỨNG HOÈ
Video hướng dẫn Đăng nhập

Kính thưa các quý vị đại biểu

Thưa hội nghị.

Chúng ta vừa được nghe kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019– 2020, tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch trên. Theo chương trình của hội nghị mà ban tổ chức đã thông qua, tôi xin chia sẻ về công tác BD HSG như sau.  Như chúng ta đã biết, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, vòng tỉnh chúng ta đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG, cũng như thành tích chung của toàn trường.

Trước hết chúng ta nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường

1. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm, kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG. - Trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm. - Học sinh hiếu học, yêu thích môn học, có tính tự giác cao.

2. Khó khăn:

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn do vậy cường độ làm việc tương đối căng thẳng, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.

- Học sinh vừa phải hoàn thành chương trình chính khóa vừa phải học chương trình bồi dưỡng HSG nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng như kết quả

- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.

KQ những năm gần đây:

Năm học Lớp 9 678 Tổng 16-17 20HS (6ba) 25HS(8 ba) 1HSG- ba-tỉnh(Ca sio) 55HSG-Huyện 1 nhất, 1 nhì, 18ba TD:4HS(1 nhất, 3ba) Ca sio: 3HS(1 nhì)- 1ba tỉnh IOE: 3HS 17-18 18HS (3 nhì, 2ba) 33HS(5ba) 1HSG-ba- tỉnh(Toán) 59HSG-Huyện 6 nhì, 9ba TD:8HS(3 nhì, 2ba) 18-19 12HS(1 nhì, 6ba) 29HS(1nhất,1 nhì, 5ba) 47HSG-huyện (1nhất-T.anh,2nhì, 11ba) TD:1HS IEO: 5HS

Từ thực trạng cho thấy công tác bồi dưỡng HSG của trượng ta đã đạt được những kết quả nhất định có được kết quả đó là do có sự chỉ đạo, quan tâm, kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG, tích lũy tài liệu qua nhiều năm. Tuy nhiên kết quả so với mặt bằng huyện và vị thế của nhà trường còn hạn chế - có thể chỉ ra những nguyên nhân sau

• Việc dạy bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ của GV song đây là một việc khó( kiến thức khó, kiến thức rộng, HSG…)

• GV chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy bồi dưỡng HSG(GV dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn do vậy cường độ làm việc tương đối căng thẳng, tính mục đích,….)

• Thời gian bồi dưỡng còn ít, phương pháp, nội dung còn hạn chế.

Sau đây tôi trình bày: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dướng HSG. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, PHHS về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dướng HSG. GV nắm vững các quan điểm chủ trướng chính sách của Đảng và Nhà nước về nhân tài, truyền thống.Trong đó nhấn mạnh mục tiêu “ Dân trí, nhân lực, nhân tài”

Giải pháp 2. Nâng cao năng lực quản lí, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết Phối hợp cùng lập kế hoạch chi tiết, phân chia nội dung giảng dạy, soạn đề cương dạy phù hợp, sát với chương trình để trang bị kiến thức cho học sinh dự thi đạt hiệu quả (trình Tổ trưởng duyệt kế hoạch, nội dung, đề cương dạy).

Giải pháp 3. Lựa chọn và bồi dưỡng GV tham gia dạy HSG Uy tín và năng lực của người thầy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò. Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ giáo viên ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng. Việc tổ chức bồi dưỡng tại chỗ được coi là yếu tố quan trọng nhất. Các hình thức có thể là: - Giao chuyên đề dạy đội tuyển cho giáo viên tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, ngoài nước, đề thi Olympic … - Bồi dưỡng qua phân công nhiệm vụ chuyên môn: Mỗi giáo viên dạy một số chuyên đề cho học sinh giỏi; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

Giải pháp 4. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực HS - Để có đội tuyển HSG lâu dài phải có lộ trình bồi dưỡng và biết thừa kế qua các năm học trước vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu… - Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. - Bước tiếp theo, chúng ta lập kế hoạch cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu hiệu nhất. - Thực hiện phư¬ơng châm: dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phư¬ơng pháp t¬ư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát. - Trong mỗi bài tập cần đưa ra nhiều câu với mức độ từ dễ đến khó (có thể 4 đến 6 câu nhỏ) và câu nhỏ cuối cùng ta nên vận dụng vào thực tế để các em hiểu rõ đây là câu vận dụng tích hợp. - Trước khi giải các dạng BT nâng cao, lắt léo thì GV có thể sử dụng một số pp phân tích bài toán theo pp đi lên, đi xuống hoặc sử dụng pp giải hệ PT hai ẩn (GV bổ sung cho HS kiến thức toán học của lớp 9) quá trình giải các em giảm được một số bước rườm rà, không cần thiết và dễ hiểu hơn nhưng cũng không được quá tắt. - Sau mỗi bài tập nâng cao GV cần đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý nhằm học sinh tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn. - Sau mỗi chuyên đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình học sinh bị hổng phần nào, những bài đa số HS làm được gọi HS trực tiếp lên bảng làm (mối lần ghi bảng các em nhớ hơn là ghi ở vở), bài nào chưa tốt GV sửa và khắc sâu ngay. - Ngoài ra giáo viên sưu tầm ngân hàng bộ đề thi các cấp trường, cấp huyện và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề có nhiều điểm mới, hay và hữu ích. - Nên tránh: + Đừng để HS tâm lý trong thi cử và không nặng thành tích đối với HS dẫn đến HS bị áp lực từ nhiều phía. + Một số giáo viên mới bồi d¬ưỡng học sinh giỏi, thư¬ờng hay nôn nóng, bỏ qua bài tập cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra được nên bắt đầu từ đâu hoặc việc ghi nhớ từng đơn vị kiến thức kỹ năng dễ lộn xộn hay kết quả là không định hình đ¬ược phư¬ơng pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. + Một số gv lại coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn và tr¬ước những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học đ¬ược ph¬ương pháp tư¬ duy theo kiểu đúng đắn khoa học

Giải pháp 5. Phối hợp gia đình và nhà trường tạo kinh phí cho việc bồi dưỡng HSG Dự kiến mỗi đội tuyển: 1.000.000đ Tổng số tiền: 1.000.000đ x 34 = 34.000.000đ

Giải pháp 6. Chủ động tạo nguồn cho HSG Giúp nhà trường sớm phát hiện HS có tố chất, có tài năng, có phương pháp học tập tích cực, có ý chí phấn đấu.....để có KH bồi dưỡng từ lớp 6.(Ươm mầm, nuôi dưỡng tài năng) Đối với lớp 6,7: Toán, N văn, T. Anh bên cạnh đó các thầy cô ôn các đội tuyển khác, qua các bài giảng trên lớp cũng sẽ phát hiện nuôi dưỡng có tố chất khác theo môn của mình và thường khảo sát vào tháng 4. Đối với lớp 8: Nhà trường bắt đầu thành lập các đội tuyển (8 môn VH) bắt đầu quá trình ôn luyện và được chia thành các giai đoạn... Lớp 9: Sau khi có kết quả thi lớp 8 sẽ tiếp tục thành lập các đội tuyển tỉnh, huyện và có kế hoạch ôn theo các giai đoạn, phối hợp với trường Thành Nhân nếu là đội tuyển tỉnh.

Giải pháp 7. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Giải pháp 8. Xây dựng quy chế thi đua gắn với công tác bồi dưỡng HSG Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là các thức khen thưởng. Cần phải được tổ chức khen thưởng một cách trang trọng đảm bảo trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được: - Đối với học sinh: Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổ chức lễ khen và thưởng các em đạt giải một cách trang trọng.Cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết nhà trường cần tham mưu với Ban đại diện CMHS các lớp tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu. - Đối với giáo viên: Trước hết, mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, hằng năm nhà trường cần theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, các dịp lễ sơ kết, tổng kết. Với những phần thưởng tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng BDSG của nhà trường.

Giải pháp 9. Xây dựng lòng đam mê, tâm huyết với với việc dạy HSG


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bộ sách “Văn hóa giao thông” được biên soạn nhằm hướng các em đến cái phải, cái đẹp, cái thiện trong quá trình sử dụng các công trình, phương tiện giao thông và trong tham gia giao thông, gó ... Cập nhật lúc : 20 giờ 35 phút - Ngày 15 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Bộ sách “Văn hóa giao thông” được biên soạn nhằm hướng các em đến cái phải, cái đẹp, cái thiện trong quá trình sử dụng các công trình, phương tiện giao thông và trong tham gia giao thông, gó ... Cập nhật lúc : 20 giờ 28 phút - Ngày 15 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hòa trong niềm hân hoan của năm học mới, đặc biệt tiếp tục tập trung triển khai tốt chương trình GDPT 2018, ngày 23/9/2023 trường THCS Ứng Hòe long trọng tổ chức Hội nghị viên chức, người ... Cập nhật lúc : 22 giờ 0 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Mùa Phượng đã tới , những cánh Phượng đỏ rực một góc sân trường . Mùa bằng lăng trên cao vẽ hạ sang bằng màu tím biếc . Vâng vậy là một mùa hè nữa lại đến mang theo nhiều cảm xúc cho mỗi thế ... Cập nhật lúc : 16 giờ 4 phút - Ngày 31 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Như chúng ta đã biết trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 6 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Bà Triệu là vị nữ tướng đất Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay), năm 248 đã cùng anh trai dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi bọn đô hộ nhà Hán. Tương truyền lúc ra trận, người nữ tướng ấy chân đi guốc n ... Cập nhật lúc : 9 giờ 53 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Trong không khí tưng bừng kỉ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và thực hiện kế hoạch của Liên đoàn Lao động huyện Ninh Giang, chiều ngày 08/03/2023, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Công đoàn ... Cập nhật lúc : 21 giờ 14 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Đại tướng không cho phép mình nghỉ ngơi mà vẫn dõi theo từng thay đổi của đất nước, đóng góp những ý kiến quan trọng cho Đảng, cho dân nhằm đưa đất nước được phồn vinh, được ấm no, hạnh phúc ... Cập nhật lúc : 8 giờ 59 phút - Ngày 23 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
“Thầy, cô giáo cuộc đời như thuyền trưởng Chở bao người vượt bão biển phong Ba Đến bến lạ mặc người quên, kẻ nhớ Lại trở về chở tiếp những người qua…” ... Cập nhật lúc : 8 giờ 42 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
🎼“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy”.🎵🎵🎵 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 55 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
123456
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 6 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 7 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 8 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề khảo sát chất lượng môn Toán 9 tháng 9 năm học 2022-2023
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Ngữ Văn 9 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Ngữ Văn 8 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Toán 8 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Toán 7 HK II năm học 2021-2022
Đề kiểm tra Toán HK II năm học 2021-2022
Đề thi giữa kì II môn Toán 6 (2021-2022)
Đề thi khảo sát giữa kì II môn Toán 8 (2021-2022)
Đề thi khảo sát giữa kì II môn Toán (2021-2022)
Đề khảo sát toán 6(17-18)
Đề khảo sát toán 9 lần 2(17-18)
1234
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG